Hotline 24/7: 0908.559.880
"Vi Bằng - Bằng chứng sự thật, bằng chứng công bằng"
tung.thuaphatlai@gmail.com

Vi bằng ghi nhận việc thăm nuôi con sau ly hôn

Thừa phát lại Online - Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung mà không ai được cản trở việc thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp bị cản trở thực hiện quyền này của cha mẹ. Khi rơi vào các trường hợp này, người bị cản trở nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để xác lập chứng cứ và khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

(Ảnh Thừa phát lại lập vi bằng việc thăm nuôi con của ông K)

Mới đây, một người đàn ông ngoại quốc tên K cùng với người phiên dịch đến gặp tôi và mang theo Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số...../2019/QĐST – HNGĐ ngày 28/10/2019 của Tòa án nhân dân Quận II, Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu được tư vấn lập vi bằng việc ông đến thăm con. Với vốn tiếng Việt khá của mình và được sự hỗ trợ của người phiên dịch, người đàn ông này trình bày: Trước đây, ông và bà Nguyễn Thị Ngọc H là vợ chồng nhưng đã ly hôn, họ có 01 người con chung tên là bé Kobza T, giới tính: N, sinh ngày: 14/10/201... Theo Quyết định nêu trên thì bà Nguyễn Thị Ngọc H trực tiếp nuôi dưỡng bé T, ông được quyền đến thăm nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung. Tuy nhiên, những lần ông đến thăm nom, chăm sóc bé T thường bị bà Nguyễn Thị Ngọc H gây khó khăn, không cho gặp, cũng không cho ông gửi quà cho bé. Sự việc diễn ra nhiều lần và trong thời gian dài với những lý do không chính đáng, không xuất phát từ lợi ích của bé T, gây tâm lý không tốt cho bé nên ông đã nộp đơn ra Tòa án nhân dân quận PN, thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Trong quá trình chờ Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, mỗi tuần ông đến thăm bé T nhưng vẫn bị bà Nguyễn Thị Ngọc H cản trở. Do vậy, ông yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc ông có đến thăm bé T. 

Thừa phát lại đã tư vấn cho ông K những công việc như sau:

  • Lập 01 Vi bằng ghi nhận lại toàn bộ quá trình từ lúc ông đến thăm con cho đến khi kết thúc. Thừa phát lại sẽ đính kèm các hình ảnh trong trình lập ông K đến thăm con vào vi bằng (khách hàng sẽ quyết định ngày, giờ đến thăm con).
  • Tư vấn cho ông K thời điểm đến thăm nuôi con để không làm ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của bé T.
  • Tư vấn cho ông K nên thông báo trước (bằng tin nhắn, điện thoại) cho mẹ bé về thời gian đến thăm con để việc thăm nom được diễn ra thuận lợi cũng như lịch trình đưa bé T đi chơi (nếu có) để mẹ bé chủ động sắp xếp.
  • Trường hợp nếu bị cản trở, có thể lập thêm nhiều vi bằng khác để chứng minh việc bị cản trọ nhiều lần.

Thừa phát lại cũng yêu cầu ông K cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc lập vi bằng và ông k đã cung cấp đầy đủ cho Thừa phát lại. Tại buổi lập vi bằng, mẹ bé T không cho ông K gặp, cũng không cho ông vào nhà. Toàn bộ quá trình này đã được Thừa phát lại ghi nhận, sau khi Thừa phát lại lập xong vi bằng, ông K đã nộp vi bằng này cho Toà án để có chứng cứ cho việc giải quyết vụ án.

Bài viết khác
Dịch vụ Thừa phát lại
Lý do bạn chọn tôi

 Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.

 Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.

 Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.

 Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

 Thừa phát lại: Lê Văn Tùng

 Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM

  Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880


Copyright @ 2020 Thừa phát lại Lê Văn Tùng.
Đang Online: 7
Đã truy cập: 2978
Tổng truy cập: 108895