Tình trạng người dân mua, bán nhà đất (mua bán giấy tay) khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (hay thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng) không phải là hiếm khi mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất bắt buộc phải được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản tọa lạc. Trên cơ sở văn bản công chứng (hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng,...) do tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận, các bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tiến hành thủ tục trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Khác với chức năng của tổ chức hành nghề công chứng, các Văn phòng Thừa phát lại KHÔNG có thẩm quyền (cũng KHÔNG chứng nhận) để chứng nhận việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất giữa các bên. Vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ ghi nhận các hành vi, sự kiện có thật do Thừa phát lại chứng kiến, lập theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức và chỉ có giá trị nguồn chứng cứ.
Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều người chưa hiểu hết giá trị pháp lý của vi bằng nên nhầm tưởng rằng Vi bằng có giá trị tương đương như văn bản công chứng. Vi bằng và văn bản công công chứng là hai loại giấy tờ pháp lý có giá trị hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm các tiêu chí để phân biệt Vi bằng và văn bản công chứng theo bài viết sau: http://thuaphatlaionline.com/dich-vu-thua-phat-lai/lap-vi-bang/phan-biet-vi-bang-va-van-ban-cong-chung. Trước khi muốn lập Vi bằng, người dân nên yêu cầu Thừa phát lại giải thích rõ giá trị pháp lý của Vi bằng cho mình nghe. Trường hợp nếu chưa hiểu rõ thì nên tìm hiều thông tin kỹ trước khi quyết định, nhờ luật sư tư vấn, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.
Trên thực tế, việc mua bán nhà đất bằng giấy tay thường rơi các trường hợp như: nhà ba chung (chung sổ, chung số nhà, chung giấy phép xây dựng), nhà chưa được cấp sổ; nhà đất không rõ nguồn gốc,... và thường tiềm ẩn các rủi ro như: nhà xây dựng không giấy phép; nhà đất đang thế chấp ở ngân hàng; một căn nhà bán cho nhiều người, hay nhà đất thuộc khu vực quy hoạch,.... Hậu quả của các trường hợp này là bị cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không phép; ngân hàng bán phát mãi tài sản đang nhận thế chấp hay phát sinh các tranh chấp giữa nhiều người với nhau và một đặc điểm chung của những trường hợp này là người mua thường là người lãnh hậu quả thiệt hại.
Dẫu biết rằng, nhu cầu về nhà ở là nhu cầu hết sức bình thường, ai cũng mong muốn mình có được một chỗ ở ổn định để "An cư lập nghiệp" và để mua được một căn nhà giấy tờ đầy đủ, an tâm về pháp lý không phải là điều dễ dàng (ngay cả những căn nhà mua bán được tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận thì cũng có rủi ro, tuy nhiên rủi ro đã được hạn chế bớt) nhưng cũng không nên vì nhu cầu chỗ ở mà bất chấp các rủi ro bởi làm như vậy là chính mình đang bỏ tiền ra mua rủi ro về mình, đang ném tiền qua cửa sổ. Người dân nên tìm hiểu kỹ và hết sức cẩn thận.
Như vậy, chắc các bạn đã có câu trả lời cho việc có nên "mua nhà đất qua vi bằng" rồi phải không?
https://tv.plo.vn/luat-va-cuoc-song/mua-nha-dat-qua-vi-bang-coi-chung-bi-lua-963593.html
Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.
Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.
Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.
Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thừa phát lại: Lê Văn Tùng
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM
Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880