Các tiêu chí để phân biệt vi bằng và văn bản công chứng
Hiện nay xuất hiện một số thuật ngữ như "Công chứng Vi bằng", "Vi bằng công chứng nhà đất", "Vi bằng nhà đất", "Công chứng Thừa phát lại". Cần phải khẳng định rằng trong hệ thống quy định của pháp luật hiện hành KHÔNG có bất kỳ một thuật ngữ pháp lý nào như vậy. Vi bằng và Văn bản công chứng là hai loại giấy tờ có giá trị pháp lý khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản để phân biệt giữa Vi bằng và Văn bản công chứng:
Tiêu chí | Văn bản công chứng | Vi bằng |
---|---|---|
Người lập | Công chứng viên | Thừa phát lại |
Hành vi thực hiện | Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản; tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. | Ghi nhận các hành vi, sự kiện có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và theo quy định của pháp luật. |
Giá trị pháp lý | Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên là vô hiệu. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. | Vi bằng là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. |
Hiệu lực | Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được Công chứng viên ký tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng giao dịch được được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền, có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đó có thoả thuận khác. | Vi bằng được xem là hợp lệ khi đăng ký tại Sở Tư pháp. |
Căn cứ pháp lý | Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. | Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và Thông tư hướng dẫn. |
Để tránh gây nhầm lẫn, 'ngộ nhận' về Vi bằng, Quý khách hàng cần LƯU Ý:
1. Vi bằng do Thừa phát lại lập KHÔNG chứng nhận các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc mua bán/chuyển nhượng nhà đất và các công việc khác thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực của tổ chức hành nghề công chứng và uỷ ban nhân dân các cấp.
2. Vi bằng do Thừa phát lại lập KHÔNG phải là văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác và KHÔNG thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Liên hệ trực tiếp với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn kỹ về giá trị pháp lý của Vi bằng trước khi tiến hành lập.
Lê Văn Tùng
Thừa phát lại
Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.
Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.
Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.
Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thừa phát lại: Lê Văn Tùng
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM
Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880