Hotline 24/7: 0908.559.880
"Vi Bằng - Bằng chứng sự thật, bằng chứng công bằng"
tung.thuaphatlai@gmail.com

Tin nhắn có phải là bằng chứng?

Thừa phát lại - Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến khách hàng truy cập vào mạng xã hội và ghi nhận lại nội dung trao đổi giữa các bên trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, WhatsApp để khách hàng có cơ sở khởi kiện, tố cáo người có hành vi vu khống

Như vậy, các tin nhắn, hình ảnh các bên gửi cho nhau xem có được coi là bằng chứng hay không. Để trở thành bằng chứng (chứng cứ) trong vụ án thì những tin nhắn này cần đáp ứng được những điều kiện gì?. Vậy để xem tin nhắn có phải là chứng cứ hay không thì cần phải hiểu rõ như thế nào là chứng cứ và chứng cứ có các thuộc tính nào. 

Thế nào là chứng cứ? Chứng cứ là những gì có thật, tồn tại khách quan, có tính liên quan và được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Dựa vào định nghĩa này của chứng cứ thì ta có thể thấy, chứng cứ có bốn thuộc tính cơ bản và để đánh giá một tài liệu có được xem là chứng cứ hay không sẽ bắt buộc phải xem xét đầy đủ cả bốn thuộc tính này của chứng cứ.

- Thuộc tính thứ nhất: Chứng cứ bắt buộc phải là những gì có thật có nghĩa là nó phải có thật, không phải do một chủ thể nào đó cố ý nguỵ tạo ra hay dựng nên.

- Thuộc tính thứ hai: Chứng cứ bắt buộc phải tồn tại một cách khách quan, không phải do các chủ thể thông đồng, tạo dựng nên và có thể tồn tại dưới dạng văn bản, giấy tờ, dữ liệu điện tử.

- Thuộc tính thứ ba: Chứng cứ bắt buộc phải có tính liên quan, tính liên quan thể hiện ở chỗ: nó phải liên quan đến vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý giải quyết. Chẳng hạn, chứng cứ là tin nhắn mà chủ thể A và B trao đổi qua zalo về nội dung vay tiền sẽ không liên quan gì đến vụ án của C và D đang tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

- Thuộc tính thứ tư: Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tụ thủ tục do pháp luật quy định thì không có giá trị pháp lý và không dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Hiện nay, có rất nhiều dữ liệu, tài liệu tồn tại dưới các dạng khác như và việc thu thập chứng cứ này là vô cùng phức tạp như các dữ liệu điện tử trên các phương tiện điện tử, mạng viễn thông,  mạng internet, mạng máy tính,...

Để xác định một tài liệu là chứng cứ thì cần căn cứ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 95 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xác định chứng cứ như sau:

"........

Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

......."

Khoản 9 Điều 95 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 bổ sung quy định: văn bản ghi nhận sự kiện hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi này pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Nghị định 08/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và theo quy định của pháp luật. Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị nguồn chứng cứ.

Do vậy người dân yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc các bên có nhắn tin trao đổi sự việc qua các ứng dụng tin nhắn như zalo, messenger, viber, Line,...để làm chứng cứ trong vụ việc của mình và có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng thì người dân có thể sử dụng dịch vụ lập vi bằng của Thừa phát lại để chủ động thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích của mình

Hình ảnh Thừa phát lại lập vi bằng thu thập dữ liệu trên zalo, messenger, whatsapp,...theo yêu cầu của khách hàng



Bài viết khác
Dịch vụ Thừa phát lại
Lý do bạn chọn tôi

 Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.

 Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.

 Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.

 Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

 Thừa phát lại: Lê Văn Tùng

 Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM

  Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880


Copyright @ 2020 Thừa phát lại Lê Văn Tùng.
Đang Online: 29
Đã truy cập: 2529
Tổng truy cập: 108446