1. Nhà đã mua đầy đủ giấy tờ nhưng không bán lại được.
Đối với trường hợp này trên thực tế thường xảy ra khi người mua mua lại các nhà ở xã hội. Thường là sau khi mua được nhà ở xã hội nhưng người mua không đủ khả năng tài chính chi trả hoặc hết thời hạn được hưởng ưu đãi về lãi vay nên họ muốn bán lại, cũng có trường hợp sau khi mua được thì bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại sau 05 năm kể từ khi thực hiện xong giao dịch, do vậy, có nhiều người mua nhà không nắm được quy định của pháp luật nên dẫn đến việc mua nhà
Biện pháp: Nên tìm hiểu, nhất là quy định pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở mua theo gói hỗ trợ vay của Chính phủ về điều kiện được hỗ trợ, được hỗ trợ đến mức nào, lãi vay bao nhiêu, khi nào được bán lại nhà, phương thức xử lý tranh chấp…
2. Đã ký hợp đồng mua bán, hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nhưng người mua chưa nhận được nhà
Trường hợp thường thấy nhất các bên trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng đã được tổ chúc hành nghề công chứng chứng nhận, đã thanh toán tiền nhưng đến khi nhận nhà thì xuất hiện người thứ 3 trong ngôi nhà và không chịu bàn giao nhà cho bạn với lý do là chủ nhà cũ còn nợ tiền, họ có hùn tiền để mua căn nhà này,…
Biện pháp: Liên hệ để được tư vấn
3. Đã mua nhà xong, hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, đã nhận nhà nhưng chưa nhận đủ giấy tờ nhà
Hiện nay, có rất nhiều dự án chung cư đã bàn giao cho người mua hàng chục năm nhưng chủ đầu tư vẫn không làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận cho cư dân mặc dù người mua nhà đã có nhà để ở, đã trả đủ tiền. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho người mua, nhất là những người vừa mua nhà xong, nhưng không đủ khả năng tài chính và muốn bán lại căn nhà đó, hoặc thế chấp ngân hàng vay tiền,...
Biện pháp: Nên có ràng buộc kỹ trong hợp đồng mua bán nhà về vấn đề này
4. Bên mua nhà đã đặt cọc, thanh toán tiền nhưng sau đó chủ đầu tư không thực hiện dự án.
Nhiều dự án hiện nay vẫn cứ tồn tại từ năm này qua năm khác, chủ đầu tư đã nhận tiền cọc, tiền mua nhà theo tiến độ với người mua, nhưng vì nhiều lý do như: chưa hoàn thành các thủ tục để được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án chưa đủ điều kiện để thi công xây dựng, dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn nhưng chủ đầu tư vẫn huy động vốn nhưng sau đó không thực hiện dự án,…
Biện pháp: Nên tìm hiểu chủ đầu tư các dự án trước khi mua và nên chọn các chủ đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản.
5. Bên mua nhà đã đặt cọc, thanh toán nhưng sau đó mới biết là dự án ma
Thường gian gần đây có rất nhiều vụ án lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra đã được các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, xử lý mà điển hình nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba, Hoàng Kim Land,…liên quan đến các dự án bất động sản không có thật. Câu hỏi là vì sao có rất nhiều vụ án như vậy nhưng người dân vẫn mắc bẫy, nhiều người tán gia bại sản vì đã đưa tiền để mua các nền đất không có thật này?Biện pháp phòng tránh là gì?
Biện pháp: Nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư các dự án này và nên liên hệ với chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin các dự án trước khi đặt cọc, mua bán, tránh các trường hợp mua bán dưới hình thức hợp đồng góp vốn, liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư,…
(Còn tiếp)
Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.
Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.
Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.
Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thừa phát lại: Lê Văn Tùng
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM
Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880