Hotline 24/7: 0908.559.880
"Vi Bằng - Bằng chứng sự thật, bằng chứng công bằng"
tung.thuaphatlai@gmail.com

Vi bằng ghi nhận hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc

Thừa phát lại - Âm nhạc đang là nguồn sống, lẻ sống mà khi mệt mỏi, bế tắc chúng ta sẽ tìm đến để giải tỏa những căng thẳng, muộn phiền. Âm nhạc sẽ làm cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ, ấm áp, nơi nuôi dưỡng những trái tim yêu đời.

Nhưng, tác phẩm âm nhạc không tự nhiên sinh ra, mà đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Để có những tác phẩm âm nhạc truyền từ đời này sang đời khác, tác giả đã đưa vào trong tác phẩm của mình không chỉ tình yêu với âm nhạc mà cả thời gian, công sức, trí tuệ và cả trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. Do vậy, tác giả của những tác phẩm này xứng đáng được hưởng những thành quả, công sức lao động của mình. Tuy nhiên, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì những hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc của tác giả không ít. Thông thường, các hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc này được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

Hình thức thứ nhất: Các chương trình phát sóng trên truyền hình.

Hình thức này được thể hiện dưới dạng ca sĩ thể hiện bài hát trên truyền hình nhưng chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm.

Hình thức thứ hai: Các sự kiện/buổi biểu diễn âm nhạc.

Hình thức này được thể hiện chủ yếu tại các buổi biểu diễn của ca sĩ tại phòng trà, phòng tiệc, các show diễn tại các nhà hát, buổi hòa  nhạc.

Hình thức thứ ba: Hành vi sử dụng tác phẩm trực tuyến/online.

Hình thức này được thể hiện dưới dạng một phần mền được phát nhạc như Zing Mp3, Nhạc của tui, YouTube,...

Hình thức thứ tư: Hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc dưới dạng các tác phẩm âm nhạc được tích hợp sẵn trong các dịch vụ, phổ biến ở các nhà hàng karaoke. 

Các hình thức khác: Được thể hiện/tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau nhưng đều có mục đích sử dụng tác phẩm âm nhạc mà không xin phép chủ sở hữu.

Tuy nhiên, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, việc sử dụng tác phẩm âm nhạc mà không xin phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc đều là các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc và phải chịu chế tài của pháp luật. Tác giả/chủ sở hữu bản quyền âm nhạc bằng nhiều biện pháp như yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi xâm phạm bản quyền này, thông qua công cụ pháp lý, áp dụng các chế tài để buộc người có hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại đã gây ra, áp dụng các cách thức cần thiết để người vi phạm phải sử dụng tác phẩm có bản quyền.


Bài viết khác
Dịch vụ Thừa phát lại
Lý do bạn chọn tôi

 Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.

 Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.

 Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.

 Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

 Thừa phát lại: Lê Văn Tùng

 Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM

  Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880


Copyright @ 2020 Thừa phát lại Lê Văn Tùng.
Đang Online: 25
Đã truy cập: 2919
Tổng truy cập: 108836