Thừa phát lại là gì? Văn phòng Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại Online - Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn, được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Thừa phát lại Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp trong đó có công tác thi hành án dân sự. Chế định thừa phát lại đã được thực hiện thí điểm tại Thanh Hóa từ từ tháng 03 năm 2013. Đến nay, 4 văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh (gồm các văn phòng Thừa phát lại: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn) đã lập được 193 vi bằng. Tổng doanh thu của các văn phòng đạt 10,55 tỷ đồng, nộp vào Ngân sách Nhà nước 1,055 tỷ đồng.
Covid-19: Ai, phụ cấp bao nhiêu, tiền ăn bao nhiêu? Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ đang căng mình, không quản ngày đêm để đẩy lùi đại dịch một lần nữa. Công sức, sự hy sinh của đội ngũ y bác sĩ, các cán bộ, chiến sĩ tham gia chống dịch là những giá trị không thể đong đếm được. Ngoài sự biết ơn, sự trân trọng thì các chính sách, chế độ của Nhà nước cũng có sự đặc thù đối với những người tham gia cuộc chiến này.
Một số bản án sử dụng vi bằng làm nguồn chứng cứ Vi bằng là Văn bản do Thừa phát lại lập để ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, được lập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và được dùng làm nguồn chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Sau đây, Thừa phát lại Online xin tổng hợp một số bản án có sử dụng vi bằng trong quá trình xét xử:
Bàn về tính lãi suất cho vay tài sản là vật HUỲNH VĂN SÁNG (VKSND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) - Hiện nay bên cạnh các giao dịch về vay tài sản là tiền thì các giao dịch vay tài sản là vật như vàng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên khi phát sinh tranh chấp còn nhiều quan điểm khác nhau về cách tính lãi suất đối với tài sản cho vay là vật.
Những điểm mới của Luật Nhà ở năm 2014 (Thừa phát lại Online) - Luật Nhà ở năm 2014 ra đời thay thế Luật Nhà ở năm 2005 là một bước tiến lớn trong việc cụ thể hoá các quy định của pháp luật liên quan đến nhà ở, đồng thời khắc phục một số điểm còn bất cập của Luật Nhà ở năm 2005.
Nghị định mới về Thừa phát lại: Những nội dung đáng chú ý nhất (Thừa phát lại online) - Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2020 để thay thế Nghị định 61/2009 và Nghị định 135/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nghị định mới có một số điểm đáng chú ý, mới hơn so với nghị định cũ và được áp dụng thống nhất trên cả nước kể từ ngày 24/02/2020.