Hotline 24/7: 0908.559.880
"Vi Bằng - Bằng chứng sự thật, bằng chứng công bằng"
tung.thuaphatlai@gmail.com

Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Thừa phát lại

Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp trong đó có công tác thi hành án dân sự. Chế định thừa phát lại đã được thực hiện thí điểm tại Thanh Hóa từ từ tháng 03 năm 2013. Đến nay, 4 văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh (gồm các văn phòng Thừa phát lại: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn) đã lập được 193 vi bằng. Tổng doanh thu của các văn phòng đạt 10,55 tỷ đồng, nộp vào Ngân sách Nhà nước 1,055 tỷ đồng.

Những năm qua, Văn phòng Thừa phát lại TP Thanh Hóa đã chú trọng xây dựng đội ngũ thư ký Thừa phát lại, đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án theo hướng ngày càng chuyên nghiệp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, khách hàng; văn phòng cũng hết sức quan tâm chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết về chức năng, nhiệm vụ của chế định Thừa phát lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, quảng cáo, trực tiếp xuống các địa phương để phổ biến về chế định Thừa phát lại…

Có thể khẳng định hoạt động Thừa phát lại đã giúp giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và thi hành án dân sự; tạo thêm cơ sở pháp lý tích cực để người dân tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại

Không chỉ bảo đảm quyền lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc lập vi bằng mà những năm qua, 4 văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh còn tống đạt 88.752/154.701 văn bản, tài liệu cần tống đạt đến các cơ quan tòa án, thi hành án 2 cấp.

Sự ra đời của văn phòng Thừa phát lại đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động tư pháp, góp phần giảm tải công việc của cơ quan tư pháp, trước hết là cơ quan THADS, tòa án Nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh để các cơ quan này tập trung thực hiện chuyên môn, đồng thời nâng cao hiệu quả của cơ quan tố tụng. Tạo điều kiện cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THADS có thêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong quá trình tổ chức thi hành án. Hỗ trợ tích cực cho công dân khi quyền lợi dân sự bị xâm phạm cần được xác nhận, bảo đảm quyền lợi khi cần khởi kiện. Đồng thời, giảm tải công việc của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương khi phải xem xét, giải quyết các quyền lợi của công dân trong tranh chấp dân sự. Hiệu quả mang lại là vậy, nhưng hiện nay cả tỉnh mới có 4 văn phòng Thừa phát lại, chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, trong khi đó nhu cầu về hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của THADS tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, THADS và tòa án Nhân dân của 27/27 huyện, thị xã, thành phố cần tống đạt rất lớn. Vì vậy, chưa thực hiện hết công việc của tòa án Nhân dân, THADS giao.

Nhu cầu lập vi bằng của tổ chức, cá nhân cũng rất lớn trong khi đó số lượng của tổ chức Thừa phát lại nguồn nhân lực không đáp ứng được để thực hiện tại các địa phương có khoảng cách địa lý xa trụ sở các văn phòng Thừa phát lại. Việc tổ chức thi hành án ở các bản án còn hạn chế.

Chính từ thực trạng trên, ngày 8/4/2021, UBND tỉnh có Quyết định số 1137/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, trong giai đoạn thực hiện đề án từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ thành lập 14 văn phòng Thừa phát lại tại các địa phương. Cụ thể, tại khu vực đô thị là thành phố, thị xã, thành lập 4 văn phòng Thừa phát lại; khu vực các huyện ven biển, thành lập 4 văn phòng Thừa phát lại; khu vực các huyện miền núi thành lập 3 văn phòng Thừa phát lại; khu vực các huyện đồng bằng thành lập 3 văn phòng Thừa phát lại. Loại hình văn phòng Thừa phát lại tổ chức hoạt động theo 2 loại hình: Văn phòng Thừa phát lại do 1 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; văn phòng Thừa phát lại do 2 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại là trưởng văn phòng Thừa phát lại; trưởng văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Thừa phát lại là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Việc phát triển văn phòng Thừa phát lại đủ số lượng, bố trí đều trên địa bàn các vùng miền của tỉnh sẽ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phục vụ kịp thời, thuận lợi cho tổ chức, công dân cũng như các việc do tòa án Nhân dân, THADS giao. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, tham gia phát triển các văn phòng Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hoạt động hiệu quả của cơ quan tư pháp mà trực tiếp là cơ quan thi hành án và tòa án Nhân dân. Đồng thời, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hạn chế khiếu kiện đến các cơ quan Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: https://stp.thanhhoa.gov.vn/thanh-hoa-tiep-tuc-day-manh-hoat-dong-thua-phat-lai/

Nghiên cứu trao đổi
Lý do bạn chọn tôi

 Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.

 Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.

 Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.

 Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

 Thừa phát lại: Lê Văn Tùng

 Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM

  Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880


Copyright @ 2020 Thừa phát lại Lê Văn Tùng.
Đang Online: 2
Đã truy cập: 4443
Tổng truy cập: 99287