Hotline 24/7: 0908.559.880
"Vi Bằng - Bằng chứng sự thật, bằng chứng công bằng"
tung.thuaphatlai@gmail.com

Những điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015

(Thừa phát lại Online) - Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 có nhiều điểm đáng chú ý so với Bộ luật dân sự 2005

PHẦN 1 -  QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I - Bổ sung thêm các phương thức áp dụng để giải quyết các quan hệ dân sự như: tập quán, tương tự pháp luật,…

Chương II – Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự: 

1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng,

2. Cho phép hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền -> Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có quyền hủy quyết định cá biệt. Đồng thời, pháp luật cho phép quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại Tòa án -> Xem xét thêm thẩm quyền của tòa án theo quy định bộ luật Tố tụng dân sự.

Chương III – Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân

1. Người chưa đủ 6 tuổi thì mọi giao dịch đều do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

2. Người từ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi -> mọi giao dịch đều do người đại diện theo pháp luật thực hiện, trừ giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi.

3. Người từ đủ 15 đến chưa 18 tuổi -> tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật thực hiện

4. Bổ sung thêm trường hợp tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi -> Tòa án là người xác định người giám hộ, cũng như quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

5. Giám hộ:

- Việc giám sát việc giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ, người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Người giám sát khi xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản đối với việc xác lập, thực hiện giao dịch bằng tài sản của người giám hộ

- Việc quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự đối với tài sản có giá trị lớn của người giám hộ -> phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

6. Pháp nhân:

- Pháp nhân chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện sáng lập viên xác lập, thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

7. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách cá nhân:

- Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân  là tất cả các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân  các thành viên này có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch.

8. Giao dịch dân sự:

- Những trường hợp giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện vẫn được xem là có hiệu lực trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch của người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

c) Giao dịch dân sự được người xác lập thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

- Điều -> Giao dịch dân sự vô hiệu do người có năng lực hành vi dân sự nhưng tại thời điểm xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình -> Khác với Điều 127 áp dụng giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức -> việc vô hiệu hay không phụ thuộc vào tỷ lệ nghĩa vụ đã thực hiện trong giao dịch, cụ thể:

a) Quy định giao dịch bằng văn bản nhưng văn bản không đúng -> nếu một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch -> theo yêu cầu một hoặc các bên, Tòa án công nhận hiệu lực.

b) Giao dịch vi phạm về công chứng, chứng thực -> nếu một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch -> theo yêu cầu một hoặc các bên, Tòa án công nhận hiệu lực, mà các bên không cần công chứng/chứng thực.

c) Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình tại iều 133 

9. Đại diện

10. Đại diện đối với cá nhân:

- Đại diện theo pháp luật bao gồm cả trường hợp đại diện cha mẹ cho con cái và giám hộ.

- Đại diện theo ủy quyền.

11. Thời hạn đại diện khi không xác định rõ:

- Nếu quyền đại diện xác định theo giao dịch dân sự cụ thể -> thời hạn đại diện tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự.

- Nếu quyền đại diện không xác định theo giao dịch dân sự cụ thể -> thời hạn đại diện là 1 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

12. Phạm vi đại diện:

- Phạm vi đại diện được xác lập, thực hiện giao dịch theo các căn cứ sau: quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ pháp nhân; nội dung ủy quyền; quy định khác của pháp luật.

- Trong trường hợp không xác định phạm vi đại diện theo các căn cứ nêu trên -> Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện có hiệu lực trong trường hợp sau:

a) Người được đại diện đã công nhận;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

- Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện có hiệu lực trong trường hợp sau:

a) Người được đại diện đã công nhận;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá thẩm quyền đại diện.

13. Thời hiệu:

- Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

- Bắt đầu thời hiệu khởi kiện: đã thừa nhận 1 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình; thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ đối với người khởi kiện; các bên hòa giải thì thời hiệu khởi kiện bắt đầu tiếp sau ngày xảy ra sự kiện.

Nghiên cứu trao đổi
Lý do bạn chọn tôi

 Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.

 Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.

 Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.

 Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

 Thừa phát lại: Lê Văn Tùng

 Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM

  Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880


Copyright @ 2020 Thừa phát lại Lê Văn Tùng.
Đang Online: 10
Đã truy cập: 2904
Tổng truy cập: 108821