1. Văn phòng Thừa phát lại:
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề thừa phát lại, bao gồm các Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ, nhân viên kế toán, văn thư lưu trữ và các nhân viên khác. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại, các Thừa phát lại khác có thể là Thừa phát lại sáng lập, thừa phát lại hợp danh hoặc Thừa phát lại làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động. Thư ký nghiệp vụ là người giúp việc cho Thừa phát lại và phải có những tiêu chuẩn cụ thể như: là công dân Việt Nam, có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự, có bằng trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định 08/2020. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở riêng đảm bảo cho việc hoạt động, lưu trữ hồ sơ và giao dịch, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định 08/2020.
2. Chức năng Thừa phát lại:
2.1 Lập Vi bằng ghi nhận các hành vi, sự kiện.
Thừa phát lại được quyền lập vi bằng đối với các hành vi, sự kiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020.
Điều 37 Nghị định 08/2020 quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
"1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật"
Sau khi lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm đăng ký tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập vi bằng.
2.2 Tống đạt.
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt các văn bản tố tụng cho Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự. Khi thực hiện chức năng tống đạt, Văn phòng Thừa phát lại được được quyền thoả thuận với Toà án, Viện Kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Các văn bản mà Thừa phát lại tống đạt bao gồm: giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, thông báo thụ lý vụ án, quyết định thi hành án chủ động, quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu,…. Trong một số trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại và các cơ quan nêu trên có quyền thoả thuận để tống đạt thêm một số giấy tờ khác và ngoài địa bàn nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2.3 Xác minh điều kiện Thi hành án.
Văn phòng Thừa phát lại có quyền thoả thuận với đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công chứng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án; phối hợp cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp.
2.4 Thi hành án dân sự.
Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.
Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.
Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.
Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thừa phát lại: Lê Văn Tùng
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM
NR: 258/8 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880