Khi người phạm tội đã bị Toà án tuyên hình phạt thì hậu quả pháp lý mà người đó phải chịu không chỉ là việc phải chấp hành hình phạt mà còn bị coi là có án tích - một đặc điểm xấu về nhân thân, gây bất lợi cho người đó trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội.
Án tích được hiểu một cách bao quát và trước hết ở chỗ, chủ thể đã bị kết án và áp dụng hình phạt về một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật hình sự và chưa được xoá án tích. Trên cơ sở án tích này, người phạm tội có thể bị xác định là phạm tội trong trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm khi họ phạm tội lại. Khi đã được xác định như vậy, họ bị coi có đặc điểm nhân thân là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Án tích được ghi và lưu trong lý lịch tư pháp của người phạm tội cho đến khi được xoá án tích. Việc xoá án tích được thực hiện theo quy định của pháp luật, những quy định này hợp thành chế định xoá án tích trong luật hình sự.
Trong luật hình sự Việt Nam, vấn đề án tích được đề cập một cách đầy đủ kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực. Trước khi có bộ luật này, trong các văn bản pháp luật, tình tiết xấu về nhân thân liên quan đến án tích đã được quy định là tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đó là hai trường hợp cụ thể đặc biệt của trường hợp có án tích. Tuy nhiên, việc quy định này còn bị hạn chế bởi thiếu các quy định về xoá án tích. Hạn chế này đã được khắc phục trong BLHS năm 1985.
Trong BLHs năm 1999, các quy định liên quan đến án tích đã được hoàn thiện. Đồng thời, trong Bộ luật này, những ảnh hưởng của án tích đối với trách nhiệm hình sự cũng được mở rộng hơn. Trong BLHS 1985, án tích được quy định chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ chịu trách nhiệm hình sự qua quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm. (Có) án tích có thể là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong BLHS 1999, ý nghĩa quyết định của án tích trong việc xác định hành vi trái pháp luật là tội phạm đã được mở rộng đối với nhiều tội. Bên cạnh các tình tiết xấu về nhân thân như tình tiết đã bị xử phạt vi phạm hành chính,....tình tiết có án tích (đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xoá án tích) đã được quy định là tình tiết định tội độc lập hoặc là tình tiết định tội thay thế tình tiết nguy hiểm cho xã hội nhiều tội danh. Ví dụ: Điều 280 BLHS 1999 quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hành chiếm đoạt tài sản.
Án tích không phải là đặc điểm về nhân thân mang tính vĩnh viễn. Sau một thời gian và kèm một số điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật, án tích sẽ được xoá. Khi đó, người đã có án tích được coi là chưa bị kết án. Theo quy định, hiện có hai loại xoá án tích: Xoá án tích theo quyết định của Toà án và xoá án tích đương nhiên.
Nguồn: Từ điển pháp luật
Nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý.
Kinh nghiệm phong phú, trưởng thành từ thực tiễn nghề nghiệp.
Khách hàng sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ, tận tình đối với từng yêu cầu cụ thể.
Được sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời từ các cộng sự, cố vấn – những người đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thừa phát lại: Lê Văn Tùng
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 1075/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
VP: Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh - E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM
NR: 258/8 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline, zalo, viber 24/7: 0908.559.880